Bán gà mía có phải sự lựa chọn đúng đắn của bác nông dân???

  • Trang chủ
  • Bán gà mía có phải sự lựa chọn đúng đắn của bác nông dân???

Bán gà mía có phải sự lựa chọn đúng đắn của bác nông dân???Giá: VND

Gà Mía là một giống gà nội địa của Việt Nam, gà mía có nguồn gốc từ ở xã Phùng Hưng, huyện Tùng Thiện, tỉnh Hà Tây nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Làng cổ Đường Lâm). 

Giống gà mía được xem là một đặc sản của Hà Tây. Đây là một giống gà đã có từ lâu đời, cái tên gọi gà mía gắn liền với những địa danh tiêu biểu của xứ Đoài cổ kính như chợ Mía, chùa Mía. Ngoài cung cấp gà mía cho các lễ hội trong làng, người dân nơi đây còn dùng gà mía trong lễ cưới.

Đặc điểm của gà mía

Ngoại hình của gà mía 

  • Gà mía có thân hình to, nặng, lông màu đỏ tiết, cơ ngực, đùi nở nang, mào cờ dựng, chất thịt đậm ngọt, da giòn, săn chắc và ít mỡ. Chúng có khả năng tự kiếm ăn tốt, sức đề kháng cao.
  • Gà mía lai có sự phát triển nhanh, chỉ cần nuôi 90 ngày thì trọng lượng tổng đàn có thể lên tới 1,95kg.
  • Gà mía có mặt nhỏ, tròn, mềm mại, phẳng, không có nếp nhăn
  • Gà mía lai khá được các hộ dân nuôi nhiều vì nó mang lại hiệu quả cao
  • Gà mía lai có sức đề kháng tốt : chịu rét tốt, ít bệnh tật, dễ nuôi. Tỷ lệ sống đạt từ 95-97 %
  • Về thức ăn tiêu thụ của gà mía lai cũng rất lợi thế chỉ cần khoảng 2,75kg thức ăn/1kg tăng trọng.
  • Thịt gà mía lai thường săn chắc, thơm ngon thích hợp nấu nhiều món lẩu hoặc rang, luộc đều được.
  • Ngoài ra gà mía lai còn có một đặc điểm nữa đó là rất phù hợp với hai kiểu nuôi công nghiệp và thả vườn

Khối lượng của gà mía

  • Gà mía Là giống gà hướng thịt, có tầm vóc to và có ngoại hình thô với mình ngắn, đùi to và thô, đi lại chậm. Khối lượng cơ thể lúc mới sinh là 32g. 
  • Lúc 4 tháng tuổi (giết thịt) bình quân con trống đạt khoảng 2,32kg, con mái khoảng 1,9kg, Gà 6 tháng tuổi con trống đạt 3,1 kg, con mái 2,4 kg. Khi trưởng thành gà nặng 3 – 3,5 kg, gà trống đạt tới 5kg. Khối lượng gà mái trưởng thành 2,5 – 3kg, còn con trống là 3,5 – 4 kg. 
  • Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 5 tháng.

Màu sắc của gà mía

  • Gà mía trống có màu lông đỏ sẫm xen kẽ đen ở đuôi, đùi, lườn, hai hàng lông cánh màu xanh biếc. 
  • Con mái có lông màu vàng nhạt xen kẽ long đen ở cánh đuôi, lông cổ có màu nâu. 
  • Gà mía có mắt sâu, mào đơn, chân có 3 hàng vảy, màu lông gà mía tương đối thuần nhất. Tốc độ mọc lông chậm, đến 15 tuần tuổi mới phủ kín lông ở gà trống.
  • Gà mía có chất lượng thịt thơm, da giòn, mỡ dưới da ít, có vị ngọt, đậm đà dai mềm thơm thịt, thịt chắc, trắng thịt, da vàng ăn rất giòn. 

Dinh dưỡng có trong gà mía

Ngoài những chất albumin, chất béo trong thịt gà, thì trong thịt gà mía còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, phốt pho, sắt. Hàm lượng protein và phức hợp của amino axit trong thịt gà mía có ảnh hưởng tích cực đến não bộ có tác dụng cải thiện huyết áp và nhịp tim. 

Theo Đông Y, loại thịt gà mía còn chữa băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận. Đặc biệt, thịt gà mía có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu không hấp thụ được thức ăn. Ngoài bổ khí huyết, thịt gà mía còn giúp trừ phong.

Kinh nghiệm chăn nuôi Gà Mía thả vườn tự nhiên

  • Về chuồng úm: kích thước lồng 2x1m, chân cao khoảng 0,5m chứa được khoảng 100 con gà mía giống. Tùy số lượng mà bạn làm số lồng và diện tích cho phù hợp. Chú ý phải có đèn sưởi ấm cho gà mía giống. 
  • Chuồng trại nuôi cần được xây dựng tại nơi thoáng mát, cao ráo, có không gian vườn cây ăn quả, sân cát cho gà chơi. Mặt sàn của chuồng có thể làm bằng tre thưa hoặc lưới cách mặt đất 0,5m giúp chuồng luôn khô ráo, thông thoáng và dễ vệ sinh.
  • Máng ăn uống: Ở từng giai đoạn phát triển của gà mía giống mà có kích thước máng ăn uống cho phù hợp. Khi gà mía giống mới lấy về úm thì nên cho ăn trên tấm giấy lót trong lồng úp. Từ 15 ngày tuổi trở đi có thể cho ăn bình thường bằng máng treo, thay nước sạch uống cho gà mía giống 2 đến 3 lần trong một ngày.
  • Ngoài ra, giống gà mía rất thích tắm cát và sỏi nên tạo vài máng cát, đá hoặc sỏi nhỏ xung quanh nơi chăn thả gà để giúp gà tiêu hóa thức ăn được tốt hơn. 
  • Gà mía có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ấm đôi chân nên bạn cần tạo một số giàn đậu bằng tre, gỗ trong chuồng cách nhau để tránh đè chồng lên nhau.

Món ngon từ gà mía. Ngon khó cưỡng!

Gà mía muối là đặc sản đã có từ rất lâu đời của vừng đất Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội và cho đến nay món ăn này vẫn rất được ưa chuộng bới hương vị thơm ngon và chế biến vô cùng đơn giản.

GÀ MÍA MUỐI

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Đùi gà mía: 2-3 đùi
  • Hành lá: 1-2 cây
  • gừng: 10gr, 
  • quả sơn trà: 10gr 
  • lá nguyệt quế: 3 lá, 
  • hoa hồi: 3 hoa
  • hạt kỳ tử: 20gr
  • Gia vị: 30ml rượu trắng, 10gr đường, 15gr muối
  • Giấy bạc

Cách làm:

Bước 1: Lọc bỏ phần xương rồi ướp thịt gà với 1 chút muối

Bước 2: Cuộn và bọc thịt gà bằng giấy bạc rồi nướng ở 150 độ C trong 10 phút để thịt chín.

Bước 3: Ngâm hành lá, gừng, quả sơn trà, lá nguyệt quế, hoa hồi, hạt kỳ tử trong 1,5l nước nóng khoảng 5′. Sau đó, cho thêm chút rượu và đường vào rồi đun sôi trên bếp.

Bước 4: Đợi thịt nguội, ngâm thịt vào hỗn hợp nước vừa pha khoảng 1 ngày và để trong tủ lạnh.

Bước 5: Sau khi ngâm xong, vớt thịt gà ra và cắt miếng thưởng thức. Trang trí thêm mỗi miếng thịt gà một hạt kỳ tử cho đẹp mắt. 

Món ăn gà mía muối là một đặc sản, nhưng hãy thử và chế biến ngay trong căn bếp của nhà bạn nhé. Để tìm mua gà mía sạch hãy liên hệ ngay với gà chạy bộ nhé. Chúng tôi luôn mang đến cho bạn những món ăn ngon từ gà mía.